Sau cơn 'mưa nhẹ' buổi sáng, TP.HCM nắng nóng lên tới 43 độ C
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.Cách đưa Task Manager 'cổ điển' trở lại với Windows 11
Trong thư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ niềm vui sướng và tự hào trước chiến thắng lịch sử của đội tuyển, coi đây là thành quả của sự nỗ lực không ngừng nghỉ, tinh thần đoàn kết, cống hiến và khát vọng vươn lên của các cầu thủ, ban huấn luyện. Thủ tướng nhấn mạnh rằng chiến thắng này không chỉ là vinh quang của thể thao, mà còn là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, là động lực để người dân Việt Nam hướng tới những thành tựu cao hơn trong các lĩnh vực khác.Thủ tướng cũng gửi lời khen ngợi tới HLV Kim Sang-sik và các cộng sự đã có những chiến lược sáng tạo, giúp đội tuyển Việt Nam vượt qua những đối thủ mạnh mẽ để giành chức vô địch. Bên cạnh đó, ông cũng không quên cảm ơn và tri ân sự ủng hộ nhiệt thành từ hàng triệu người hâm mộ cả nước, những người đã luôn đồng hành và cổ vũ đội tuyển trong suốt hành trình chinh phục chiếc cúp danh giá này.Chức vô địch AFF Cup 2024 là một dấu ấn đáng nhớ trong lịch sử bóng đá Việt Nam, không chỉ về mặt thành tích mà còn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ. Thủ tướng Phạm Minh Chính hy vọng rằng đội tuyển sẽ tiếp tục phát huy tinh thần chiến thắng, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của thể thao Việt Nam, và truyền cảm hứng cho toàn dân tộc trong việc xây dựng một đất nước phát triển, hùng mạnh hơn.Thủ tướng khẳng định, chiến thắng này không chỉ là niềm tự hào của thể thao Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng cho toàn dân tộc, thể hiện khát vọng vươn lên và chinh phục những đỉnh cao mới. Thủ tướng gửi tri ân sâu sắc đến ban huấn luyện, đội ngũ hỗ trợ, những người đồng hành cùng đội tuyển. Thủ tướng đặc biệt cảm ơn hàng triệu người hâm mộ cả nước đã luôn đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đội tuyển trong suốt hành trình chinh phục ngôi vị cao nhất của bóng đá khu vực. Thủ tướng khẳng định, chiến thắng này là minh chứng cho sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam, đồng thời là món quà ý nghĩa đầu năm mới dành tặng người dân cả nước.Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời chúc sức khỏe, thành công, lời tri ân sâu sắc đến toàn thể các cầu thủ, huấn luyện viên và đội ngũ hỗ trợ, đồng thời khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi lời thăm hỏi, động viên đến cầu thủ Nguyễn Xuân Son, chúc cầu thủ sớm phục hồi sức khỏe để trở lại sân cỏ, tiếp tục cống hiến cho bóng đá nước nhà. Thủ tướng tin tưởng, với ý chí kiên cường, cầu thủ Nguyễn Xuân Son sẽ vượt qua khó khăn và trở lại mạnh mẽ hơn, cùng đội tuyển quốc gia khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực và hướng tới những thành công lớn hơn trong tương lai.Chức vô địch AFF Cup 2024 đã khép lại một năm đầy thành công của bóng đá Việt Nam, và lời chúc mừng của Thủ tướng Phạm Minh Chính càng thêm phần ý nghĩa, là niềm động viên to lớn đối với các cầu thủ, cũng như người hâm mộ bóng đá cả nước.
Bảo dưỡng ô tô: Nên vào đại lý chính hãng hay garage ngoài?
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.
Chiều 22.5, Báo Dân trí tổ chức lễ ra mắt Diễn đàn ESG Việt Nam. Lễ ra mắt có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đại diện tổ chức quốc tế, lãnh đạo hội, hiệp hội, chuyên gia, cùng nhiều lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp, đơn vị quan tâm đến ESG, phát triển bền vững.
Báo động tăng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Phút 64 của trận đấu, Supachok nhận bóng từ Ben Davis và sút xa ghi bàn, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan. trước đó, thủ môn Đình Triệu đã ném bóng ra biên để đội ngũ y tế có thể vào chăm sóc cho một cầu thủ. Phần lớn cầu thủ chuyên nghiệp sẽ trả bóng lại nhưng các cầu thủ Thái Lan lại vẫn triển khai tấn công, và Supachok còn ghi bàn. Một trọng tài tại Việt Nam cho biết: “Việc trọng tài chính người Hàn Quốc công nhận bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan là đúng. Vì theo quy định, trọng tài không được can thiệp vào tình huống trả bóng của hai đội. Dù vậy, ở tình huống này, các cầu thủ Thái Lan đã thi đấu không fair-play. Nếu chơi đẹp thì cầu thủ Thái Lan cần ném biên và trả lại bóng cho đội tuyển Việt Nam. Theo tinh thần luật thì các cầu thủ tuân thủ đúng nhưng không đúng với tinh thần fair-play".Sau khi bị nhận bàn thua, đội trưởng Đỗ Duy Mạnh đã phản ứng với cách hành xử của Supachok. Trong talk show tối 6.1, Duy Mạnh tiết lộ: "Tôi có chỉ vào Supachok và nói rằng: Bạn thi đấu ở Nhật Bản mà bạn lại đá một tình huống không fair-play như thế, tôi cảm thấy rất thất vọng về bạn! Supachok nói là không biết đội bạn đau thật hay giả vờ. Tôi nói nếu giả vờ tại sao bác sĩ lại phải vào. Sau khi ghi bàn thắng đó, chính Supachok cũng có những hành động kiểu như rất hổ thẹn, tự lắc đầu thất vọng về bản thân mình. Sau khi trọng tài công nhận bàn thắng thì thầy cũng có những nhắc nhở rất kịp thời để anh em quay lại tập trung vào trận đấu". Chiều 6.1, Supachok cũng chia sẻ trên trang cá nhân, trong đó phân trần: "Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao". Nhưng có phân trần kiểu gì, Supachok vẫn thua Duy Mạnh cơ mà!